Kỹ thuật đánh bóng bàn cơ bản và nâng cao chuẩn xác nhất

Kỹ thuật đánh bóng bàn là tập hợp tất cả các động tác hợp lý nhằm đánh bóng sang bàn đối phương đạt hiệu suất cao nhất. Các kỹ thuật này được HTP Sport chia ra làm 7 kỹ thuật đánh bóng bàn cơ bản và 4 kỹ thuật với cú đánh bóng kèm theo hình ảnh và video để bạn có thể tiện theo dõi. Nào cùng tìm hiểu các kỹ thuật đánh bóng bàn cơ bản cho người mới của Bảo Châu Sport có kèm cả hình ảnh minh họa.

Tổng hợp những kỹ thuật đánh bóng bàn bằng hình ảnh

  1. Cách cầm vợt bóng bàn

Cầm vợt đúng cách giúp việc xử lý tình huống khi chiến đấu sẽ dễ dàng hơn. Điều đó giúp bạn có thể dần nâng cao trình độ của mình. Còn việc cầm vợt không đúng cách thì bạn khó có thể tiến bộ được. Có hai kiểu cầm vợt cơ bản sau mà dựa theo cách cầm vợt để lựa chọn loại vợt bóng bàn cho phù hợp.

a, Cầm vợt ngang

Đây là kiểu cầm vợt rất phổ biến trên thế giới, cầm vợt ngang sử dụng hai mặt vợt dễ dàng, phạm vi hoạt động rồng hơn cách cầm vợt dọc. Cách cầm vợt ngang sẽ dễ dàng kết hợp giữa kĩ thuật tấn công và phòng thủ.

b, Cầm vợt dọc

Cầm vợt dọc có 2 kiểu:

Cầm vợt hình kìm: Ngón cái và ngón trỏ nắm giữa cán vợt một cách vừa phải. Cán vợt nằm ơt giữa khẩu tay, 3 ngón tay còn lại xòe ra đỡ mặt sau vợt, có tác dụng lớn trong việc dùng sức để điều chỉnh góc độ vợt

Kiểu cầm vợt vòng khuyên: Ngón cái áp sát vào bên trái cán vợt, ngón trỏ ôm lấy đầu cán vợt tạo thành hình vòng khuyên, giữ chặt cán vợt và mặt vợt cố định, 3 ngón còn lại cong tự nhiên và áp sát vào mặt của vợt.

>> Click vào cách cầm vợt bóng bàn để xem chi tiết và có hình ảnh minh họa.

  1. Kỹ thuật giao bóng

Giao bóng tốt có thể ăn điểm trực tiếp và đó là mục đích cao nhất, giao bóng tốt cũng có thể ngay từ đầu chủ động thực hiện các ý đồ chiến thuật đưa đối phương vào thế bị động tạo cơ hội giành điểm. Có 3 loại xoáy bóng: Xoáy lên, xoáy xuống và xoáy ngang.

a, Giao bóng xoáy lên thuận tay và trái tay

Khi giao bóng vợt đưa từ từ ra trước và lên trên. Bên trái tay chủ yếu là động tác duỗi thẳng tay, kết hợp với miết cổ tay. Bên tay thuận chủ yếu là động tác gấp cẳng tay kết hợp với cẳng tay. Điểm tiếp xúc với quả bóng chỉ là phần giữa trên của bóng thôi. Đánh bóng khi bóng ở độ cao ngang phần lưới.

b, Cách giao bóng xoáy xuống thuận và trái tay

Khi giao bóng vợt đưa ra phía trước, từ trên xuống. Động tác chủ yếu của thuận tay và trái tay là duỗi thẳng cổ tay. Khi vợt tiếp xúc bóng ở giữa dưới hoặc thấp hơn một tí khi bóng ở độ cao ngang lưới hoặc thấp hơn.

c, Giao bóng trái tay, ngang xuống, sang phải

Khi giao bóng vợt đưa từ sau ra trước, xuống dưới và sang phải. Động tác chủ yếu lad duỗi cẳng tay kết hợp với cổ tay. Vợt tiếp xúc giữa dưới và hơi chếch lên phải của bóng. Khi thực hiện loại giao bóng này, biên độ cần nhỏ, cổ tay cần linh hoạt và nhanh.

d, Giao bóng thuận tay, ngang lên, sang trái

Khi giao bóng vợt đưa từ sau ra trước, lúc chạm bóng vợt đưa chếch lên trên. Động tác chủ yếu là duỗi thẳng tay kết hợp cổ tay, vợt tiếp xúc giữa bóng hơi ngang sang trái. Động tác này cũng cần thực hiện nhanh, gọn, cổ tay linh hoạt.

  1. Kỹ thuật líp bóng thuận tay

Khi bóng đối phương đánh sang chạm bàn nẩy lên, cổ tay cẳng tay, cầm vợt dùng sức lăng vợt theo phương từ dưới lên ra trước và sang trái. Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng là phần nửa của quả bóng. Thời điểm đánh bóng ở phía trên và hơi trước mặt một chút tại điểm nảy bóng cao nhất hoặc tương ứng giai đoạn của đường vòng cung bóng bay. Khi vợt chạm bóng cổ tay miết mặt vào vợt bóng. Cẳng tay gấp dương dường như vượt qua bóng, vợt chuyển động theo một đường vòng cung. Phối hợp với sức của thân tạo vòng cung đánh bóng qua lưới.

  1. Kỹ thuật giật bóng thuận tay

Khi bóng của đối phương đánh qua điểm cao nhất rơi xuống (giai đoạn 3-4 đường vòng cung) vợt nhanh chóng lăng từ sau ra trước lên trên, sang trái. Lực tốc độ vào bóng là hợp lực đột biến của đạp chân, xoay hông, gập cẳng tay, miết cổ tay, miết cổ tay tạo ma sát lớn. Khi chạm bóng vợt phải đạt tu tối đa. Vợt tiếp xúc giữa trên hay giữa dưới phụ thuộc vào kỹ thuật giật xung hay giật vòng.

Lưu ý kỹ thuật giao bóng:

  • Phải sử dụng vợt mút để có độ ma sát cao để bóng có độ xoáy cao.
  • Phải phán đoán tốt tính chất xoáy của bóng, mức độ xoáy, điểm rơi, tốc độ xoáycủa bóng để có góc độ và khoảng cách dùng lực thích hợp.
  • Tiếp xúc bóng phải chính xác (do khả năng tiếp xúc của giật bóng nhỏ).
  • Lực bóng phải tập trung tạo ra lực đột biến nhanh.

Tìm hiểu thêm về độ xoáy và cách kiểm soát bóng ở bài viết trước.

  1. Kỹ thuật đẩy bóng trái tay

Khi bóng đối phương đánh sang chạm bàn nảy lên, cánh tay, cẳng tay và cổ tay dùng hết sức cầm vợt đưa từ sau ra trước, lên trên và sang phải. Khuỷu tay hơi nâng lên. Dùng sức của cổ tay và cẳng tay nhanh chóng đẩy vợt về phía trước. Cổ tay điểu chỉnh góc độ mặt vợt. Thời điểm đẩy bóng ở phía trên và hơi trước mặt một chút tại điểm nảy cao nhất. Khi vợt tiếp xúc bóng cổ tay cầm vợt xoay nhanh đẩy bóng tạo vòng cung bóng qua lưới.

  1. Kỹ thuật giật bóng trái tay

Khi bóng của đối phương đánh sang (nếu giật sung thì đánh bóng ở giai đoạn 3-4 của đường vòng cung, nếu giật vồng thì ở giai đoạn 5 của đường vòng cung) vợt nhanh chóng lăn từ sau ra trước lên trên và sang phải. Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng là giữa trên (giật xung), giữa dưới (giật vồng), cơ cấu chính của động tác là duỗi cẳng tay khi tiếp xúc với bóng, cổ tay miết nhiều vào bóng để tăng lực ma sát tạo thành vòng cung đưa bóng qua lưới. Vợt lăng tới đâu, trọng tâm của cơ thể được dịch chuyển tương ứng để phối hợp một cách đồng bộ.

Chú ý:

  • Phán đoán tốt tính chất và mức độ xoáy bóng của đối phương.
  • Khoảng cách dùng lực phải thích hợp.
  • Tiếp xúc với bóng phải chính xác.
  • Lực bóng phải tập trung tạo ra đột biến nhanh.
  • Trọng tâm cơ thể phỉa tương ứng với lực và hướng lăng của vật.

Sau khi đánh bóng phải chuẩn bị đánh quả tiếp theo hoặc phối hợp với các kỹ thuật khác

  1. Kỹ thuật gò bóng

Khi bóng của đối phương đánh qua điểm cao nhất rơi xuống, vợt nhanh chóng lăn từ sau ra trước, xuống dưới và sang phải. Điểm tiếp xúc giữa vợt và bóng.Cơ cấu chính của động tác là duỗi thẳng tay phối hợp với cổ tay. Vợt lăn tới đâu thì trọng tâm của cơ thể được dịch chuyển tương ứng.

Chú ý:

  • Phán đoán tốt độ xoáy của bóng đối phương để điều chỉnh mặt vợt hợp lý
  • Khi gò bóng phải thấp điểm rơi, phải hạn chế tối đa sự tấn công của đối phương
  • Gặp điều kiện thuận lợi phải tranh thủ phản công để giành quyền chủ động hoặc ăn điểm.

Các kỹ thuật với cú đánh bóng

  1. Cú đánh chặn

Chặn là một cú đánh được sử dụng để kiểm soát một cú tấn công (của đối phương – ND). Người ta sử dụng quả chặn một cách thường xuyên để chống lại các cú giật, trả bóng trở lại một cách đơn giản an toàn.

Cú chặn công kích là cú chặn với lực đẩy nhiều hơn, nhằm tạo ra quả bóng trả lại nhanh hơn. Cú này thường được thực hiện đối phó với đối thủ đang tấn công nhưng lại ở một vị trí không thuận lợi (ra bên cạnh), để hở một khoảng rộng cho người nhận bóng chặn bóng nhanh vào phần bàn trống.

Tham khảo:

  • Chặn bóng thuận tay:
  • Chặn bóng trái tay:
  1. Miết / Xượt nhẹ

Miết bóng là đánh vào bóng với một góc rất nhỏ để có độ xoáy tối đa. Việc miết vào quả bóng sẽ sinh ra độ xoáy nhiều nhất, nhưng bù lại là tốc độ bị giảm đi.

Một cú “giật mỏng” sẽ rất xoáy, nhưng không nhanh. Ngoài ra những quả giao bóng cũng rất xoáy và ngắn nếu bạn có thể miết xượt một cách hiệu quả vào trái bóng.

  1. Cắt bóng

Cắt là một cú đánh tạo ra xoáy xuống trên trái bóng. Khi bóng ngắn và bạn cắt nó từ một phạm vi gần (trên mặt bàn), thì được gọi là Đẩy, chứ không phải là Cắt. Khi bạn đứng ở phía sau bàn và cắt bóng, đó là định nghĩa đặc trưng của quả Cắt.

Có một kiểu chơi là rơ cắt phòng thủ, trong đó đấu thủ cắt liên tục với độ xoáy xuống rất nặng, và đối thủ thường xuyên giật bóng, nhưng những quả giật này thiếu độ nguy hiểm cũng như độ khó của nó để giật một cách tích cực chống lại quả xoáy xuống nặng. Đây thường là bài thử để xem lối đánh tấn công của đấu thủ tấn công tốt hơn hay sức phòng thủ của đấu thủ phòng ngự tốt hơn.

Tham khảo:

  • Cắt bóng xa bàn Thuận tay:
  • Cắt bóng xa bàn Trái tay:

>>> Hãy xem những quả bóng bàn 40+ không mối nối và có độ nảy cực chuẩn này thường được sử dụng trong thi đấu và luyện tập bóng bàn giúp bạn thực hiện tốt kỹ thuật này

  1. Công bóng/ Đánh chặn

Cú công bóng/đánh chặn là một cú đánh tích cực chống lại quả giật đi đến. Thay vì đợi lâu hơn trước khi đánh, người chơi sẽ đánh vào bóng sớm hơn (gần bàn), thường là khi bóng vẫn còn đi lên sau khi nảy lên (trước điểm cao nhất của cú nảy), nắm thời cơ người kia rời khỏi vị trí và làm cho anh ta ít có thời gian phản ứng hoặc trở về vị trí. Cú đánh này dựa vào tốc độ và độ xoáy của bóng đến để đẩy trở lại rất nhanh mà không cần phải sử dụng quá nhiều lực.

Một số người áp dụng cái gọi là “cú đối giật” (counter loop) để giật ở xa hơn sau bàn (quả giật chống lại một cú giật của đối thủ), cú này rất khác với những gì chúng ta đang thảo luận ở đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *