Bản đồ hành chính Việt Nam kích thước lớn mới nhất 2022

Bản đồ hành chính Việt Nam hay gọi tắt là bản đồ Việt Nam, trên bản đồ sẽ thể hiện rất đầy đủ và chi tiết từng tỉnh thành với vị trí địa lý, diện tích, điều kiện xã hội và giao thông cụ thể giúp người xem dễ dàng hiểu rõ. Dưới đây là thông tin và  hình ảnh bản đồ Việt Nam chi tiết nhất năm 2022. Hy vọng Bảo Châu Sport sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát và khách quan nhất nhé.

Giới thiệu chung về đất nước Việt Nam

Việt Nam nằm ở cực Đông của bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á với tên quốc hiệu chính là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Nước Việt Nam theo chế độ chủ nghĩa với duy nhất một đảng chính trị lãnh đạo, đứng đầu là Chính phủ. Trong đó, Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước sẽ đứng đầu trong Đảng Cộng Sản và giữ các quyền nhiệm như: công bố hiến pháp, tổng tư lệnh vũ trang, chánh án tối cao và kiểm sát trưởng tối cao.

Với diện tích đất tương đối lớn khoảng 331.212 km2, đường biên giới kéo dài 4.639 km (đất liền) và đường bờ biển dài 3.260km. Quốc gia Việt Nam có chung đường biên giới trên biển với các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia và Brunei.

Việt Nam được chia thành 63 tỉnh thành trực thuộc Trung ương và Hà Nội, trong đó có 58 tỉnh thành và 5 thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh.

Với trên 93 triệu dân quốc gia Việt Nam được đánh giá có mật độ dân số khá cao và xếp thứ 15 trên Thế Giới. Về địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi chiếm khoảng ¾ diện tích trong khi vùng đồng bằng và trung du chỉ chiếm ¼ diện tích trên cả nước.

Bản đồ Việt Nam mới và chi tiết nhất 2022
Bản đồ Việt Nam mới và chi tiết nhất 2022

Bản đồ Việt Nam mới và chi tiết nhất 2022

Các tỉnh Việt Nam được chia thành 3 miền và 7 vùng kinh tế với địa hình và đặc điểm riêng biệt khác nhau. Nếu bạn đang tìm kiếm bản đồ các tỉnh Việt Nam mới và chi tiết nhất 2022 thì hãy theo dõi hết nội dung dưới đây của chúng tôi nhé.

Bản đồ miền Bắc Bộ

Miền Bắc của Việt Nam có trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá chính là thủ đô Hà Nội. Theo đặc điểm riêng của các tỉnh thành bắc bộ, nó tiếp tục được chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm cụ thể như sau:

  • Vùng Tây Bắc Bộ bao gồm các tỉnh thành: Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình, Điện Biên và Lào Cai
  • Vùng Đông Bắc Bộ có những tỉnh thành trực thuộc sau: Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn và Bắc Giang
  • Vùng đồng bằng sông Hồng gồm thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh thành đó là Hưng Yên, Nam Định, Hải Dương, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc Ninh và Thái Bình.

Trong đó tại vùng Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ sở hữu rất nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú cho hoạt động khai thác. Đặc biệt là khu du lịch nổi tiếng ở phía Đông Bắc Bộ là Vịnh Hạ Long.

Còn về đồng bằng sông Hồng, đây được xem là vùng tập trung đông dân cư nhất, theo đó nó có những điều kiện thuận lợi về giao thông, thương mại và đặc biệt là đa dạng các ngành nghề khác nhau đều phát triển mạnh mẽ.

Bản đồ các tỉnh miền Bắc của đất nước Việt Nam
Bản đồ các tỉnh miền Bắc của đất nước Việt Nam

Bản đồ miền Trung Bộ

Trên bản đồ hành chính Việt Nam thể hiện khá rõ ràng về miền Trung bộ với chiều ngang hẹp, diện tích đất chủ yếu là đồi núi ở phía Tây và phía đông là đồng bằng ven biển. Do đó điều kiện tự nhiên ở đây thay đổi thường xuyên và không phù hợp với ngành  nông nghiệp. Miền Trung Bộ của nước ra cũng được chia thành 3 vùng kinh tế như sau:

  • Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh thành là Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và tỉnh Hà Tĩnh
  • Vùng Tây Nguyên với các tỉnh thành đó là Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng và Gia Lai
  • Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ bao gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam.

Ở miền Trung Bộ nổi bật la thành phố Đà Nẵng với trung tâm văn hoá, kinh tế, du lịch và đối ngoại phát triển nhất. Ngoài ra tỉnh Khánh Hòa cũng khá nổi tiếng về du lịch khi sở hữu bãi biển Nha Trang.

Bản đồ các tỉnh miền Trung Việt Nam
Bản đồ các tỉnh miền Trung Việt Nam

Bản đồ miền Nam bộ

Phía cuối cùng của bản đồ các tỉnh Việt Nam chính là miền Nam Bộ, tại đây bao gồm 2 vùng kinh tế lớn đó là Tây Nam Bộ và Trung Nam Bộ. Hai miền này đều sở hữu tiềm lực phát triển kinh tế đặc biệt và là động lực phát triển cho cả vùng phía Nam đất nước ta. Cụ thể:

  • Vùng Đông Nam Bộ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh khác là Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước và Bà Rịa- Vũng Tàu
  • Vùng Tây Nam Bộ bao gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh thành khác đó là Bến Tre, Long An, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và cuối cùng là Cà Mau.

Với mật độ dân cư đông đúc, địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi nên vùng Đông Nam bộ được coi là trung tâm, đầu tàu phát triển kinh tế về tất cả mọi mặt. Còn ở phía Tây Nam Bộ do có đồng bằng sông Cửu Long nên thế mạnh là phát triển về nông nghiệp với cây ăn quả, cây lương thực và nuôi trồng thuỷ hải sản.

Bản đồ các tỉnh miền Nam Bộ của Việt Nam
Bản đồ các tỉnh miền Nam Bộ của Việt Nam

Như vậy bạn có thể nhìn vào bản đồ Việt Nam trên đây để hiểu rõ mỗi miền, mỗi khu vực trên đất nước ta đều có những đặc trưng mang thế mạnh riêng về nền kinh tế. Nếu còn bất cứ khó khăn gì bạn chưa hiểu rõ thì hãy để lại câu hỏi trong phần bình luận chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết và sớm nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *